Hải Cường xưa
Vị trí địa lý :
Vị trí địa lý :
Xã Hải Cường thuộc miền nam huyện Hải Hậu. Cách bờ biển theo đường chim bay khoảng 3,5 km . Xã có chiều dài Nam Bắc 3.700m, chiều rộng Đông Tây ( Đoạn rộng nhất 3.250 m)
- Phía đông giáp xã Hải Xuân & thị trấn Cồn
- Phía tây giáp xã Hải Phú
- Phía nam giáp xã Hải Hòa
- Phía bắc giáp xã Hải Sơn & thị trấn Cồn.
Diện tích tự nhiên là 676,85 ha.
Dân số : Trước tháng 8 năm 1945 có khoảng 3.000 người . Đến năm 2000 có 6.576 người (3.152 nam và 3.424 nữ thuộc 1.998 hộ dân). Mật độ dân số xấp xỉ 950 người/km2
Sắc dân chủ yếu là người Việt (Kinh) theo hai tín ngưỡng :
- Thiên Chúa Giáo 42,8% Với 1 nhà thờ Xứ và 6 nhà thờ Họ.
Sắc dân chủ yếu là người Việt (Kinh) theo hai tín ngưỡng :
- Thiên Chúa Giáo 42,8% Với 1 nhà thờ Xứ và 6 nhà thờ Họ.
- Phật Giáo 57,2%, với 1 khu chùa, 1 đền, 1 điện và nhiều từ đường của các dòng họ.
Trước 1945 có 12 dòng họ cư trú gồm : Trần, Vũ, Hoàng, Phạm, Nguyễn, Bùi, Đỗ, Cao, Ninh, Lê, Trịnh, Lã.
Sau 1945 có thêm 8 dòng họ nữa : Đào, Lưu, Lại, Phan, Dương, Trương, Châu, Huỳnh. Đến thời điểm hiện nay còn xuất hiện thêm nhiều họ khác đến cư trú trên địa bàn xã.
Cơ cấu hành chính :
Năm 1890 ( Canh Dần) năm Thành Thái nhị niên, Hải Cường gồm 2 làng là Trung Trại và Lục Phương , có tên trong bản đồ hành chính thuộc tổng Ninh Mỹ, huyện Hải Hậu.
Mỗi làng xã có Hội đồng kì mục gồm : Tiên, Thứ Chỉ, Lý trưởng, phó lý, Chánh phó Hương hội, Xã tuần. Đứng đầu các làng là chức Lý trưởng
Năm 1890 ( Canh Dần) năm Thành Thái nhị niên, Hải Cường gồm 2 làng là Trung Trại và Lục Phương , có tên trong bản đồ hành chính thuộc tổng Ninh Mỹ, huyện Hải Hậu.
Mỗi làng xã có Hội đồng kì mục gồm : Tiên, Thứ Chỉ, Lý trưởng, phó lý, Chánh phó Hương hội, Xã tuần. Đứng đầu các làng là chức Lý trưởng
- Làng Trung Trại gồm 7 giáp : Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất.
Các giáp Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, đều có đình xây mái lợp ngói hoặc bổi. Giáp Lục và Thất gắn với Nhà phòng họ Đức Bà Bảy Sự.
Làng Trung Trại gồm 9 xóm : Cồn Thủ, Xôm Nam, Cồn Mộc, Đông Phú, Tây Phú, Đông Thịnh, Tây Thịnh, Đông Biểu, Tây Biểu. Lý trưởng đầu tiên của làng Trung Trại là Nguyễn Văn Mẫn.
- Làng Lục Phương gồm 4 giáp : Nhất, Nhị, Tam, với 3 xóm : Đầu Vâm, Đông Phương, Tây Phương. Vì đa số dân theo đạo Thiên Chúa Giáo nên các giáp, xóm đều gắn với các họ giáo ở ba khu vực nhà thờ Đông Phương, nhà thờ Tây Phương và Nhà thờ xứ ở giữa làng.
Năm 1896 một số chức sắc đã bán của Lục Phương 128 mẫu đất cho xã Hạ ( Nay gọi là đất Nhượng Điền thuộc thị trấn Cồn).
Lý trưởng đầu tiên của làng Lục Phương là Nguyễn Văn Roãn.
Tháng 8 năm 1945 dưới sự lãnh đạo của mặt trận Việt Minh, Việt Nam đã giành được độc lập từ tay người Pháp và chính quyền thuộc địa. Cơ cấu hành chính đã được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Tháng 9/1956 UB Hành chính tỉnhNam Định quyết định chia xã Hải Phú ( xã Liên Phương cũ) thành 2 xã : Hải Phú & Hải Cường.
Đến năm 1992 theo chỉ đạo của chính quyền các cấp đã chia xã Hải Cường thành 12 xóm ( từ xóm 1 đến xóm 12)
Đời sống -Văn hóa-Xã hội :
1, Đời sống:
Trước năm 1945 Hải Cường nằm dưới sự cai trị của chính quyền thực dân phong kiến, xã hội hình thành 2 tầng lớp : Địa chủ & nông dân.
Địa chủ & một số chức sắc có quyền, có tiền cấu kết và dùng nhiều thủ đoạn nên nắm trong tay một số lượng lớn ruộng đất.
Địa chủ Hoàng Gia Luận ở Trung Trại chiếm 130 mẫu và hàng trăm mẫu khác ở các làng Hoàng Hải, Xuân Đài...
Nông dân và tá điền phải lĩnh canh của địa chủ với địa tô rất cao(thường tỷ lệ : 50/50) đời sống đa số người dân nghèo khổ, gặp năm thiên tai mất mùa tình trạng càng bi thảm hơn. Họ còn phải làm thêm các nghề phụ như mò cua bắt ốc, nấu muối, buôn muối ( Muối bấy giờ là mặt hàng quốc cấm) . Người dân sống chủ yếu trong những căn nhà tranh vách đất, bệnh tật hoành hành, thiếu đói quanh năm. Tuổi thọ bình quân thấp.
Tháng 3 năm 1945 ( Ất Dậu) xảy ra nạn đói trên toàn miền Bắc làm gần 2 triệu người chết đói.
Riêng Hải Cường 1.460 người chết, bằng 1/2 dân số của xã . Có nhiều gia đình chết không còn người nào.
- Làng Trung Trại : Chết 909 người.
- Làng Lục Phương : Chết 551 người
Nhiều người bỏ xứ phiêu bạt, không biết còn sống hay đã chết.
2,Văn hóa -Giáo dục:
- Năm 1930 làng Lục Phương có một trường sơ học dạy chữ quốc ngữ .
- 1934 Làng Trung Trại mở 1 trường hương sư.
Mỗi trường có khoảng 30 đến 40 học sinh, chủ yếu con em của các gia đình khá giả. Chương trình học từ lớp 1 đến lớp 3. Học hết lớp 3 thi đậu được cấp bằng Sơ học yếu lược. Muốn học tiếp phải lên trường huyện . Cả huyện có 1 trường tiểu học, học 3 năm, hết cấp nếu thi đậu được cấp bằng Séctiphicar. Cả xã Hải Cường có 2 người có bằng này (Làng Trung Trại 1 người , làng Lục Phương 1 người).
Đời sống tinh thần người dân hướng tới cộng đồng chủ yếu diễn ra ở các cơ sở tôn giáo như : Nhà thờ, nhà chùa và các lễ hội làng xã.
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Ngày 5/9/1945 sau Cánh Mạng tháng tám, dưới sự chỉ đạo của đảng bộ đảng CS đã bầu ra 2 Ủy ban hành chính lâm thời :
- Ông Nguyễn Ngọc Nguội làm chủ tịch xã Trung Trại.
- Ông Lê Văn Thái làm chủ tịch xã Lục Phương.
Ngày 6/1/1946 đảng Cộng Sản đã thực hiện tịch thu ruộng đất của các địa chủ chia lại cho nông dân .Tổ chức phong trào Bình dân học vụ, dạy chữ cho người dân.
Tháng 11/1947 các xã Trung Trại, Lục Phương ( Hải Cường ngày nay) & Thượng Trại, Quỳnh Phương (Hải Phú ngày nay) được nhập lại thành xã Liên Phương do ông Cao Trọng Quỷnh ( người thôn Thượng Trại làm chủ tịch ).
Thời kỳ 10/1949 - 2/1952 ( thời kỳ tạm chiếm)
Thời kỳ này huyện Hải Hậu nói chung tình hình chính trị, xã hội diễn biến phức tạp, chính quyền do mặt trận Việt Minh mới giành được chưa đủ mạnh để điều hành, những thế lực chống đối lợi dụng tôn giáo tạo xa những xung hiềm khích bất ổn, đổ máu xảy ra ở nhiều nơi. Các cuộc càn quét, bố ráp của quân đội Pháp và lực lượng thân Pháp vào các khu dân cư nhằm triệt hạ chính quyền cơ sở Việt minh gây nhiều tội ác cho người dân và thiệt hại rất lớn về cơ sở vật chất: Nhà cửa bị đốt , cơ sở sản xuất bị tàn phá. Lực lượng quân đội Pháp và các phần tử thân Pháp gặp phải sự kháng cự chống trả quyết liệt và cũng bị tổn thất nặng nề. Lực lượng dân quân du kích và cán bộ đảng viên đảng Cộng sản ở Hải Cường cũng chịu nhiều tổn thất hy sinh.
Tháng 7/1954 - 1/1955 nổi lên tình trạng di dân từ miền Bắc vào Nam, xã Hải Cường cũng có một bộ phận dân cư đã rời quê hương vào miền Nam sinh sống.
Tháng 12/1955 chính quyền ( Đội cải cách ruộng đất) thực hiện Cải cách ruộng đất, tịch thu, trưng thu, trưng mua toàn bộ ruộng đất, tài sản của địa chủ chia cho nông dân. Tháng 9/1956 TW đảng CS nhận định đã phạm phải một số sai lầm trong chủ trương này và đã tiến hành một số biện pháp sửa sai.
..................................................................................Còn tiếp.....
Lý trưởng đầu tiên của làng Lục Phương là Nguyễn Văn Roãn.
Tháng 8 năm 1945 dưới sự lãnh đạo của mặt trận Việt Minh, Việt Nam đã giành được độc lập từ tay người Pháp và chính quyền thuộc địa. Cơ cấu hành chính đã được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Tháng 9/1956 UB Hành chính tỉnh
Đến năm 1992 theo chỉ đạo của chính quyền các cấp đã chia xã Hải Cường thành 12 xóm ( từ xóm 1 đến xóm 12)
Đời sống -Văn hóa-Xã hội :
1, Đời sống:
Trước năm 1945 Hải Cường nằm dưới sự cai trị của chính quyền thực dân phong kiến, xã hội hình thành 2 tầng lớp : Địa chủ & nông dân.
Địa chủ & một số chức sắc có quyền, có tiền cấu kết và dùng nhiều thủ đoạn nên nắm trong tay một số lượng lớn ruộng đất.
Địa chủ Hoàng Gia Luận ở Trung Trại chiếm 130 mẫu và hàng trăm mẫu khác ở các làng Hoàng Hải, Xuân Đài...
Nông dân và tá điền phải lĩnh canh của địa chủ với địa tô rất cao(thường tỷ lệ : 50/50) đời sống đa số người dân nghèo khổ, gặp năm thiên tai mất mùa tình trạng càng bi thảm hơn. Họ còn phải làm thêm các nghề phụ như mò cua bắt ốc, nấu muối, buôn muối ( Muối bấy giờ là mặt hàng quốc cấm) . Người dân sống chủ yếu trong những căn nhà tranh vách đất, bệnh tật hoành hành, thiếu đói quanh năm. Tuổi thọ bình quân thấp.
Tháng 3 năm 1945 ( Ất Dậu) xảy ra nạn đói trên toàn miền Bắc làm gần 2 triệu người chết đói.
Riêng Hải Cường 1.460 người chết, bằng 1/2 dân số của xã . Có nhiều gia đình chết không còn người nào.
- Làng Trung Trại : Chết 909 người.
- Làng Lục Phương : Chết 551 người
Nhiều người bỏ xứ phiêu bạt, không biết còn sống hay đã chết.
2,Văn hóa -Giáo dục:
- Năm 1930 làng Lục Phương có một trường sơ học dạy chữ quốc ngữ .
- 1934 Làng Trung Trại mở 1 trường hương sư.
Mỗi trường có khoảng 30 đến 40 học sinh, chủ yếu con em của các gia đình khá giả. Chương trình học từ lớp 1 đến lớp 3. Học hết lớp 3 thi đậu được cấp bằng Sơ học yếu lược. Muốn học tiếp phải lên trường huyện . Cả huyện có 1 trường tiểu học, học 3 năm, hết cấp nếu thi đậu được cấp bằng Séctiphicar. Cả xã Hải Cường có 2 người có bằng này (Làng Trung Trại 1 người , làng Lục Phương 1 người).
Đời sống tinh thần người dân hướng tới cộng đồng chủ yếu diễn ra ở các cơ sở tôn giáo như : Nhà thờ, nhà chùa và các lễ hội làng xã.
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Ngày 5/9/1945 sau Cánh Mạng tháng tám, dưới sự chỉ đạo của đảng bộ đảng CS đã bầu ra 2 Ủy ban hành chính lâm thời :
- Ông Nguyễn Ngọc Nguội làm chủ tịch xã Trung Trại.
- Ông Lê Văn Thái làm chủ tịch xã Lục Phương.
Ngày 6/1/1946 đảng Cộng Sản đã thực hiện tịch thu ruộng đất của các địa chủ chia lại cho nông dân .Tổ chức phong trào Bình dân học vụ, dạy chữ cho người dân.
Tháng 11/1947 các xã Trung Trại, Lục Phương ( Hải Cường ngày nay) & Thượng Trại, Quỳnh Phương (Hải Phú ngày nay) được nhập lại thành xã Liên Phương do ông Cao Trọng Quỷnh ( người thôn Thượng Trại làm chủ tịch ).
Thời kỳ 10/1949 - 2/1952 ( thời kỳ tạm chiếm)
Thời kỳ này huyện Hải Hậu nói chung tình hình chính trị, xã hội diễn biến phức tạp, chính quyền do mặt trận Việt Minh mới giành được chưa đủ mạnh để điều hành, những thế lực chống đối lợi dụng tôn giáo tạo xa những xung hiềm khích bất ổn, đổ máu xảy ra ở nhiều nơi. Các cuộc càn quét, bố ráp của quân đội Pháp và lực lượng thân Pháp vào các khu dân cư nhằm triệt hạ chính quyền cơ sở Việt minh gây nhiều tội ác cho người dân và thiệt hại rất lớn về cơ sở vật chất: Nhà cửa bị đốt , cơ sở sản xuất bị tàn phá. Lực lượng quân đội Pháp và các phần tử thân Pháp gặp phải sự kháng cự chống trả quyết liệt và cũng bị tổn thất nặng nề. Lực lượng dân quân du kích và cán bộ đảng viên đảng Cộng sản ở Hải Cường cũng chịu nhiều tổn thất hy sinh.
Tháng 7/1954 - 1/1955 nổi lên tình trạng di dân từ miền Bắc vào Nam, xã Hải Cường cũng có một bộ phận dân cư đã rời quê hương vào miền Nam sinh sống.
Tháng 12/1955 chính quyền ( Đội cải cách ruộng đất) thực hiện Cải cách ruộng đất, tịch thu, trưng thu, trưng mua toàn bộ ruộng đất, tài sản của địa chủ chia cho nông dân. Tháng 9/1956 TW đảng CS nhận định đã phạm phải một số sai lầm trong chủ trương này và đã tiến hành một số biện pháp sửa sai.
..................................................................................Còn tiếp.....
( Đang cập nhật)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét