Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Họp mặt đầu xuân 2011

Đến hẹn lại lên, Hội Đồng Hương Hải Cường năm nay theo truyền thống tổ chức họp mặt tại nhà hàng Thượng Uyển. Một số hình ảnh ghi lại ( Lưu ý : Quý vị Click chuột vào ảnh để xem hình lớn hơn)

Bandrole căng ngang cổng vào hoành tráng, hàng tiếp viên trẻ đẹp trong trang phục dân tộc, che lọng đón chào. Đội vệ sỹ dàn hàng ngang bảo vệ cho đồng bào về dự được an toàn...

Mời quý bà kon lên lầu ...cho nó mát

Bà con đã tề tựu đông đủ, thống kê sơ bộ: toàn bộ thành viên và khách mời là 256 người

Hoa, có rất nhiều hoa được gửi đến chúc mừng buổi họp mặt

Hoa của Mr. Đang ( Phở Miến gà 43 Mạc Đĩnh Chi)

Hoa của Chi hội Bà Rịa-Vũng Tàu

Hoa của Cty Cao Phú Thịnh

Ông  hội trưởng đọc diễn văn khai mạc và báo cáo tổng kết tình hoạt động của Hội trong năm vừa qua

Ông phó chủ tịch Hội đọc phát biểu và giới thiệu các đại biểu là quan chức xã Hải Cường cùng đến dự
Từ phải qua trái : Ông Nguyễn Văn Hội (cựu chủ tịch xã), ông Trần Văn Đích ( Cựu Bí thư )
Ông Nguyễn Minh Hóa (Phó bí thư), ông Trần Văn Viện ( Phó Chủ tịch thường trực)

Ban Chấp hành & Các Đại biểu chụp hình lưu niệm

Xong phần thủ tục, các món ăn được lần lượt đưa ra


...........................................................

Nào 1,2,3...Dzô

Vũ đoàn Quang Lục- Bảo Bình trình diễn những màn vũ đạo, bốc lửa, điêu luyện

Cây nhà lá vườn cùng dàn nhạc sống chuyên nghiệp góp phần cho ca sỹ Hải Cường phiêu bồng không kém gì các ngôi sao đình đám Vietnam idol

Chả thế mà một người hát, mấy fan hâm mộ tranh nhau tặng bông...

Cũng may sân khấu Thiên Đường hơi bị chắc, nếu không "5 anh em trên một chiếc xe tăng" ....



Chi hội Vũng tàu tranh thủ tạo dáng và củng cố tình hĩu nghị

Cặp đôi lào đây ??!!!

Ăn uống, nhảy múa có truyền hình trực tiếp phát trên...Toàn cầu đấy nhé

Thôn nữ Hải Cường


Và.....




Thôn nam Hải Cường

Có địa chỉ Blog của Đồng hương Hải Cường rồi , về nhà nhớ vào xem và comment nhé

Còn cháu chưa thik bia đâu, cháu thik hoa cơ...

Buổi họp mặt thành công tốt đẹp các quan khách, bà con anh chị em lưu luyến chia tay, hẹn ngày tái ngộ.

Ban Liên Lạc Đồng Hương Hải Cường xin chân thành cám ơn quý quan khách, bà con cô bác, anh chị em & các bạn đã về dự buổi họp mặt hôm nay.
Cám ơn sự đóng góp của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân .
Xin cám ơn gia đình ông bà Phán và đội ngũ nhân viên nhà hàng Thiên Đường đã phục vụ bà con đồng hương xã Hải Cường chu đáo tận tình.

From: Thế Nhân



Bảng Vàng

Trong lần họp mặt kỳ này (20/3/2011) đã thành công tốt đẹp. Ngoài những đóng góp của các hội viên. BCH ghi nhận những đóng góp tài chính và vật chất của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân sau đây:


Ban Chấp Hành Hội xin trân trọng cảm ơn những đóng góp nêu trên của quý vị. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi sự đóng góp của các mạnh thường quân cũng như của các Hội viên trên khắp mọi miền đất nước ủng hộ cho quỹ của Hội để chúng ta có nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa.
                                                                                     Tp. HCM ngày 22/3/2011
                                                                                          Ban Chấp Hành Hội

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Danh sách hội viên

DANH SÁCH HỘI VIÊN
HỘI ĐỒNG HƯƠNG XÃ HẢI CƯỜNG
KHU VỰC TP. HCM VÀ CÁC TÌNH LÂN CẬN
Ngày 20/3/2011

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Hải Cường xưa và nay


Hải Cường xưa
Vị trí địa lý :
Xã Hải Cường thuộc miền nam huyện Hải Hậu. Cách bờ biển theo đường chim bay  khoảng 3,5 km . Xã có chiều dài Nam Bắc 3.700m, chiều rộng Đông Tây  ( Đoạn rộng nhất 3.250 m)
-         Phía đông giáp xã Hải Xuân & thị trấn Cồn
-         Phía tây giáp xã Hải Phú
-         Phía nam giáp xã Hải Hòa
-         Phía bắc giáp xã Hải Sơn & thị trấn Cồn.
Diện tích tự nhiên là 676,85 ha.

Bản đồ xã Hải Cường - Ảnh chụp từ vệ tinh
Dân số : Trước tháng 8 năm 1945 có khoảng 3.000 người . Đến năm 2000 có 6.576 người (3.152 nam và 3.424 nữ thuộc 1.998 hộ dân). Mật độ dân số xấp xỉ 950 người/km2
Sắc dân chủ yếu là người Việt (Kinh) theo hai tín ngưỡng :
- Thiên Chúa Giáo 42,8% Với 1 nhà thờ Xứ và 6 nhà thờ Họ.
- Phật Giáo 57,2%, với 1 khu chùa, 1 đền, 1 điện và nhiều từ đường của các dòng họ.
  Trước 1945 có 12 dòng họ cư trú gồm : Trần, Vũ, Hoàng, Phạm, Nguyễn, Bùi, Đỗ, Cao, Ninh, Lê, Trịnh, Lã.
 Sau 1945 có thêm 8 dòng họ nữa : Đào, Lưu, Lại, Phan, Dương, Trương, Châu, Huỳnh. Đến thời điểm hiện nay còn xuất hiện thêm nhiều họ khác đến cư trú trên địa bàn xã.
Cơ cấu hành chính :
Năm 1890 ( Canh Dần) năm Thành Thái nhị niên, Hải Cường gồm 2 làng là Trung Trại và Lục Phương , có tên trong bản đồ hành chính thuộc tổng Ninh Mỹ, huyện Hải Hậu.
Mỗi làng xã có Hội đồng kì mục gồm : Tiên, Thứ Chỉ, Lý trưởng, phó lý, Chánh phó Hương hội, Xã tuần. Đứng đầu các làng là chức Lý trưởng 
- Làng Trung Trại gồm 7 giáp : Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất.
Các giáp Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, đều có đình xây mái lợp ngói hoặc bổi. Giáp Lục và Thất gắn với Nhà phòng họ Đức Bà Bảy Sự.
Làng Trung Trại gồm 9 xóm : Cồn Thủ, Xôm Nam, Cồn Mộc, Đông Phú, Tây Phú, Đông Thịnh, Tây Thịnh, Đông Biểu, Tây Biểu. Lý trưởng đầu tiên của làng Trung Trại là Nguyễn Văn Mẫn.
- Làng Lục Phương gồm 4 giáp : Nhất, Nhị, Tam, với 3 xóm : Đầu Vâm, Đông Phương, Tây Phương. Vì đa số dân theo đạo Thiên Chúa Giáo nên các giáp, xóm đều gắn với các họ giáo ở ba khu vực nhà thờ Đông Phương, nhà thờ Tây Phương và Nhà thờ xứ ở giữa làng.
Năm 1896 một số chức sắc đã bán của Lục Phương 128 mẫu đất cho xã Hạ ( Nay gọi là đất Nhượng Điền thuộc thị trấn Cồn).
Lý trưởng đầu tiên của làng Lục Phương là Nguyễn Văn Roãn.
Tháng 8 năm 1945 dưới sự lãnh đạo của mặt trận Việt Minh, Việt Nam đã giành được độc lập từ tay người Pháp và chính quyền thuộc địa. Cơ cấu hành chính đã được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Tháng 9/1956 UB Hành chính tỉnh Nam Định quyết định chia xã Hải Phú ( xã Liên Phương cũ) thành 2 xã : Hải Phú & Hải Cường.
Đến năm 1992 theo chỉ đạo của chính quyền các cấp đã chia xã Hải Cường thành 12 xóm ( từ xóm 1 đến xóm 12)
Đời sống -Văn hóa-Xã hội :
1, Đời sống:
 Trước năm 1945 Hải Cường nằm dưới sự cai trị của chính quyền thực dân phong kiến, xã hội hình thành 2 tầng lớp : Địa chủ & nông dân.
Địa chủ & một số chức sắc có quyền, có tiền cấu kết và dùng nhiều thủ đoạn nên nắm trong tay một số lượng lớn ruộng đất.
Địa chủ Hoàng Gia Luận ở Trung Trại chiếm 130 mẫu và hàng trăm mẫu khác ở các làng Hoàng Hải, Xuân Đài...
Nông dân và tá điền phải lĩnh canh của địa chủ với địa tô rất cao(thường tỷ lệ : 50/50) đời sống đa số người dân nghèo khổ, gặp năm thiên tai mất mùa tình trạng càng bi thảm hơn. Họ còn phải làm thêm các nghề phụ như mò cua bắt ốc, nấu muối, buôn muối ( Muối bấy giờ là mặt hàng quốc cấm) . Người dân sống chủ yếu trong những căn nhà tranh vách đất, bệnh tật hoành hành, thiếu đói quanh năm. Tuổi thọ bình quân thấp.
Tháng 3 năm 1945 ( Ất Dậu) xảy ra nạn đói trên toàn miền Bắc làm gần 2 triệu người chết đói.
Riêng Hải Cường 1.460 người chết, bằng 1/2 dân số của xã . Có nhiều gia đình chết không còn người nào.
- Làng Trung Trại : Chết 909 người.
- Làng Lục Phương : Chết 551 người
Nhiều người bỏ xứ phiêu bạt, không biết còn sống hay đã chết.
2,Văn hóa -Giáo dục:
- Năm 1930 làng Lục Phương có một trường sơ học dạy chữ quốc ngữ .
- 1934 Làng Trung Trại mở 1 trường hương sư.
Mỗi trường có khoảng 30 đến 40 học sinh, chủ yếu con em của các gia đình khá giả. Chương trình học từ lớp 1 đến lớp 3. Học hết lớp 3 thi đậu được cấp bằng Sơ học yếu lược. Muốn học tiếp phải lên trường huyện . Cả huyện có 1 trường tiểu học, học 3 năm, hết cấp nếu thi đậu được cấp bằng Séctiphicar. Cả xã Hải Cường có 2 người có bằng này (Làng Trung Trại 1 người , làng Lục Phương 1 người).
Đời sống tinh thần người dân hướng tới cộng đồng chủ yếu diễn ra ở các cơ sở tôn giáo như : Nhà thờ, nhà chùa và các lễ hội làng xã.

GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Ngày 5/9/1945 sau Cánh Mạng tháng tám, dưới sự chỉ đạo của đảng bộ đảng CS đã bầu ra 2 Ủy ban hành chính lâm thời :
- Ông Nguyễn Ngọc Nguội làm chủ tịch xã Trung Trại.
- Ông Lê Văn Thái làm chủ tịch xã Lục Phương.
Ngày 6/1/1946  đảng Cộng Sản đã thực hiện tịch thu ruộng đất của các địa chủ chia lại cho nông dân .Tổ chức phong trào Bình dân học vụ, dạy chữ cho người dân.
Tháng 11/1947 các xã Trung Trại, Lục Phương ( Hải Cường ngày nay) & Thượng Trại, Quỳnh Phương (Hải Phú ngày nay) được nhập lại thành xã Liên Phương do ông Cao Trọng Quỷnh ( người thôn Thượng Trại làm chủ tịch ).
Thời kỳ 10/1949 - 2/1952 ( thời kỳ tạm chiếm)
Thời kỳ này huyện Hải Hậu nói chung tình hình chính trị, xã hội diễn biến phức tạp, chính quyền do mặt trận Việt Minh mới giành được chưa đủ mạnh để điều hành, những thế lực chống đối lợi dụng tôn giáo tạo xa những xung hiềm khích bất ổn, đổ máu xảy ra ở nhiều nơi. Các cuộc càn quét, bố ráp của quân đội Pháp và lực lượng thân Pháp  vào các khu dân cư nhằm triệt hạ chính quyền cơ sở Việt minh gây nhiều tội ác cho người dân và thiệt hại rất lớn về cơ sở vật chất: Nhà cửa bị đốt , cơ sở sản xuất bị tàn phá. Lực lượng quân đội Pháp và các phần tử thân Pháp gặp phải sự kháng cự chống trả quyết liệt và cũng bị tổn thất nặng nề. Lực lượng  dân quân du kích và cán bộ đảng viên đảng Cộng sản ở Hải Cường cũng chịu nhiều tổn thất hy sinh.
Tháng 7/1954 - 1/1955 nổi lên tình trạng di dân từ miền Bắc vào Nam, xã Hải Cường cũng có một bộ phận dân cư đã rời quê hương vào miền Nam sinh sống.
Tháng 12/1955 chính quyền ( Đội cải cách ruộng đất)  thực hiện Cải cách ruộng đất, tịch thu, trưng thu, trưng mua toàn bộ ruộng đất, tài sản của địa chủ chia cho nông dân. Tháng 9/1956 TW đảng CS nhận định đã phạm phải một số sai lầm trong chủ trương này và đã tiến hành một số biện pháp sửa sai.
..................................................................................Còn tiếp.....



( Đang cập nhật)

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Tiễn khách về quê

Đoàn khách từ quê (gồm 4 người) vào dự buổi họp mặt thường niên của Hội Đồng Hương Hải Cường, trong đó 2 vị là đại diện của tầng lớp lão thành và 2 vị đại diện cho thế hệ trẻ, được tận mắt chứng kiến không khí hồ hởi vui mừng, đoàn kết của các hội viên và trực tiếp giao lưu cùng các thế hệ đồng hương xa quê, các thành viên trong đoàn hết sức xúc động. Chia xẻ với chúng tôi ông Đích, ông Hội nói : " Tốt quá, bà con ta dù xa quê mà vẫn đoàn kết, giữ mối quan hệ với nhau như thế này thật là quý".
Sau buổi họp mặt, đoàn còn nhận lời mời đi thăm một số chi Hội tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Biên hòa - Đồng Nai, thăm khu du lịch Đại Nam. Đi tới đâu đoàn cũng được đón tiếp nồng hậu, chân tình. Rất tiếc vì lý do bất khả kháng nên phóng viên của donghuonghaicuong.tk không tháp tùng theo đoàn để ghi lại những hình ảnh ấy.
Cuối cùng đoàn đến thăm gia đình một số thành viên trong BCH của hội : ông Đang, ông Thắng, ông Cường...

Tại tư gia nhà ông Nguyễn Thái Đang

Thưởng thức thương hiệu Phở Miến Gà 43 Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng do chính chủ phục vụ

Ấn tượng với món Nem Bắc, uống với ...Rượu tây chính tây luôn

Để không khí ấm cúng, tất cả "hạ sơn"

Lắng nghe hai tiền bối chia xẻ...

----------------------------------------------------------------

Tại tư gia ông Phạm Mạnh Cường mọi người được chiêu đãi món đặc sản Ốc nhồi thịt cực ngon

Và món Giả cầy y như "Cờ tây"

Ông chủ nhà nêu gương tốt với ly cối, khách lịch sự với cái chung nhỏ xíu xiu...
-------------------------------------------------------------------------------------
Đoàn khách đã lên đường trở về bản quán, chắc hẳn trong ký ức mỗi vị sẽ còn lưu giữ những ấn tượng về con người Hải Cường, về tình làng nghĩa xóm cho dù cho chúng ta ở bất cứ nơi đâu.
Đoàn cũng gửi lời cám ơn tới BCH hội, tới tất cả bà con cô bác, anh chị em đồng hương Hải Cường đã dành cho đoàn những tình cảm tốt đẹp trong thời gian qua.

By : Thế Nhân

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Thông báo họp mặt đầu xuân

Thực hiện theo đúng Quy chế của Hội đồng hương Hải Cường
Ban Chấp Hành hội đồng hương Hải Cường xin mời tất cả Hội viên về dự buổi họp mặt đồng hương Hải Cường vào lúc :  

Về Quê ăn Tết

Tôi cũng hoàn cảnh như bao người VN trong cuộc mưu sinh vì nhiều lý do mà ly hương biệt xứ, có khi tận hai đầu đất nước Móng Cái – Cà mau, xa hơn nữa mãi bên trời Âu, Phi, Mỹ…Trong cuộc “thiên di” ấy cuộc sống luôn đặt ra cho mỗi người những thách thức lo toan phải vượt qua để thích nghi, tồn tại và hòa nhập. Quanh năm suốt tháng bận rộn để rồi mỗi dịp Tết đến Xuân về trong không khí náo nức chuẩn bị Tết, lòng ta chợt chùng xuống, cái cảm giác man mác xốn xang lại trỗi dậy trong lòng những đứa con tha hương, như bản năng thúc dục ta tìm về đoàn tụ với gia đình nơi chôn rau cắt rốn.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

Dư địa chí Huyện Hải Hậu

I. TỪ THỜI MỞ ĐẤT ĐẾN THÀNH LẬP HUYỆN HẢI HẬU (1485-1888)

1. TỔNG QUẦN PHƯƠNG
Khoảng 1485-1486, Các cụ Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập từ Xối Nước xuống bãi bồi Lạch Lác khai khẩn lập đất Phú Cường (nay là Xóm 6 – xã Hải Trung), sau đó mở rộng xuống phía Tây, Nam. Thế kỷ XV, bãi bồi Lạch Lác mở rộng gọi là Cồn Ấp, sông Lạch Lác đổi thành sông Cường Giang. Sau đó, cửu tộc về mở đất cùng lập lên vùng đất mới lấy chữ Phú và Cường để đặt tên.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

Hình ảnh Họp mặt hàng năm

Lần thứ 1: 2004
Diễn ra vào ngày 15/2/2004 tại nhà hàng Thiên Đường ( Cao Gia Thịnh) Q.12

Ông Lê Đình Phùng ( Chủ tịch hội)
Phát biểu khai mạc